Bạn thân mến !
Có rất nhiều người uống rượu cần và hỏi tôi: rượu cần được sản xuất như thế nào mà có hương vị độc đáo khác hẳn với các loại rượu khác như thế ?
Thật ra bí quyết để có một bình rượu cần ngon là ở bánh men. Sau đây tôi sẽ chia sẻ với bạn phương pháp làm rượu cần của đồng bào dân tộc K’Ho – Tây Nguyên.
Có rất nhiều người uống rượu cần và hỏi tôi: rượu cần được sản xuất như thế nào mà có hương vị độc đáo khác hẳn với các loại rượu khác như thế ?
Thật ra bí quyết để có một bình rượu cần ngon là ở bánh men. Sau đây tôi sẽ chia sẻ với bạn phương pháp làm rượu cần của đồng bào dân tộc K’Ho – Tây Nguyên.
Rượu Cần Cao Nguyên
Rượu cần được sản xuất từ hai thành phần chính là nguyên liệu và men. Nguyên liệu sẽ được lên men tự nhiên để tạo thành rượu.
Men: là một hỗn hợp gồm bột gạo, bột cây đòng, nước cây Amazút và xác cây Amazút, được làm thành bánh sau đó ủ từ 2-3 ngày, phơi nắng từ 3-5 ngày rồi được bảo quản trên giàn bếp.
Nguyên liệu: nguyên liệu chính để sản xuất rượu cần là gạo nương (một loại gạo từ lúa mọc ở sườn đồi) và một số loại ngũ cốc khác như hạt bo bo, hạt cào, hạt kê.
Nguyên liệu được làm sạch, nấu chín, để nguội, sau đó trộn với bột men và trấu tạo thành một hỗn hợp tơi xốp giúp cho quá trình lên men diễn ra tốt hơn.
Hỗn hợp trên được ủ trong gùi một ngày đêm để vi sinh vật lên men phát triển. Sau đó lấy ra để nguội và cho vào bình, cứ một lớp hỗn hợp nguyên liệu xen kẽ với một lớp trấu để giúp thoáng khí và lọc rượu.
Đậy kín nắp bình và để cho quá trình lên men diễn ra tự nhiên. Sau đó từ 10 đến 15 ngày là có thể dùng được. Tuy nhiên nếu để càng lâu thì rượu càng ngon và có hương thơm rất hấp dẫn.
Nếu rượu được chôn dưới đất thì sẽ càng tuyệt vời hơn vì theo phong thủy, nó là sự kết tinh của cả kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét